Chào mừng bạn ghé thăm blog!

Phương trình lượng giác có điều kiện




1. Giới thiệu


Đối với các phương trình lượng giác có điều kiện, việc đối chiếu nghiệm tìm được với điều kiện xác định của phương trình có lẽ gây cho chúng ta nhiều khó khăn, nhầm lẫn. Vậy có cách nào để giúp ta giảm thiểu sai sót khi giải phương trình lượng giác có điều kiện? Thật đơn giản, chỉ cần ta biết cách biểu diễn góc (cung) trên đường tròn lượng giác thì ta sẽ có hình ảnh trực quan về các điểm biểu diễn cho điều kiện và các điểm biểu diễn cho nghiệm. Từ đó ta dễ dàng chọn được nghiệm đúng của phương trình.

 2. Biểu diễn góc (cung) trên đường tròn lượng giác


phuong trinh luong giac co dieu kien

 Điểm M biểu diễn cho góc lượng giác $x=\alpha +k2\pi$. Ngược lại góc lượng giác $x=\alpha +k2\pi$ sẽ được biểu diễn chỉ bởi 1 điểm $M$ trên đường tròn lượng giác sao cho cung AM có số đo bằng $\alpha$.






Hai điểm $M_1, M_2$ chia đường tròn lượng giác thành 2 phần bằng nhau. Khi đó 2 điểm $M_1, M_2$ biểu diễn cho góc lượng giác $x=\alpha +k\pi$. Ngược lại góc lượng giác $x=\alpha +k\pi$ sẽ được biểu diễn bởi 2 điểm cách đều nhau trên đường tròn lượng giác và cung AM có số đo bằng $\alpha$.





Ba điểm $M_1, M_2,M_3$ chia đường tròn lượng giác thành 3 phần bằng nhau. Khi đó 3 điểm $M_1, M_2, M_3$ biểu diễn cho góc lượng giác $x=\alpha +k\frac{2\pi}{3}$. Ngược lại góc lượng giác $x=\alpha +k\frac{2\pi}{3}$ sẽ được biểu diễn bởi 3 điểm cách đều nhau trên đường tròn lượng giác và cung AM có số đo bằng $\alpha$.




Tóm lại, nếu $n$ điểm $M_1, M_2, ..., M_n$ chia đường tròn lượng giác thành $n$ phần bằng nhau và cung AM có số đo bằng $\alpha$ thì khi đó $n$ điểm $M_1, M_2, ..., M_n$ sẽ biểu diễn cho góc lượng giác $x=\alpha+k\frac{2\pi}{n}$.

3. Ứng dụng


Ví dụ. Giải phương trình$$\frac{\sin x+\sin 2x+\sin 3x}{\cos x+\cos 2x+\cos 3x}=\sqrt{3}.\qquad\qquad (1)$$

Lời giải
Điều kiện $\displaystyle \cos x+\cos 2x+\cos 3x\neq 0\Leftrightarrow \begin{cases}x\neq \frac{\pi}{4}+\frac{k\pi}{2}\\ x\neq \frac{2\pi}{3}+k2\pi\qquad, k\in\mathbb{Z}.\\ x\neq -\frac{2\pi}{3}+k2\pi\end{cases}$

Khi đó phương trình $(1)$ tương đương với
$$ \tan 2x =\sqrt{3}\Leftrightarrow x=\frac{\pi}{6}+k\frac{\pi}{2},\quad k\in\mathbb{Z}. $$
+ Biểu diễn điều kiện trên đường tròn lượng giác bởi các điểm đánh dấu chéo.

Góc $\displaystyle\frac{\pi}{4}+k\frac{\pi}{2}$ được biểu diễn bởi 4 điểm $N_1, N_2, N_3, N_4.$

Góc $\displaystyle\frac{2\pi}{3}+k2\pi$ được biểu diễn bởi 1 điểm $N_5.$

Góc $\displaystyle -\frac{2\pi}{3}+k2\pi$ được biểu diễn bởi 1 điểm $N_6.$

+ Biểu diễn nghiệm trên đường tròn lượng giác bởi các điểm đánh dấu tròn.

Góc $\displaystyle\frac{\pi}{6}+k\frac{\pi}{2}$ được biểu diễn bởi 4 điểm $M_1, M_2, M_3, M_4.$

Đối chiếu với điều kiện bằng hình vẽ, ta có nghiệm của phương trình đã cho được biểu diễn bởi các điểm $M_1, M_3, M_4$.  Do $M_1, M_3$ chia đường tròn thành hai phần bằng nhau nên 2 điểm này biểu diễn cho góc $ x=\frac{\pi}{6}+k\pi$. Còn lại, điểm $M_4$ biểu diễn cho góc $ x=-\frac{\pi}{3}+k2\pi$. Vậy nghiệm của phương trình $(1)$ là $$x=\frac{\pi}{6}+k\pi; x=-\frac{\pi}{3}+k2\pi \quad (k\in\mathbb{Z}).$$
Nếu không nhận thấy 2 điểm $M_1, M_3$ chia đường tròn thành hai phần bằng nhau  thì ta cũng có thể kết luận nghiệm của phương trình $(1)$  là $$ x=\frac{\pi}{6}+k2\pi; x=\frac{7\pi}{6}+k2\pi; x=-\frac{\pi}{3}+k2\pi \quad (k\in\mathbb{Z}).$$
  

Bài tập

Giải các phương trình sau

1) $\displaystyle 2\sin x+\cot x=2\sin 2x + 1,$

2) $\displaystyle \frac{1+\sin 2x+\cos 2x}{1+\cot^2x}=\sqrt{2}\sin x\sin 2x,$    (Đề thi đại học khối A năm 2011)

3) $\displaystyle \frac{\sin 2x+2\cos x-\sin x-1}{\tan x+\sqrt{3}}=0,$   (Đề thi đại học khối D năm 2011)

4) $\displaystyle \frac{(1+\sin x+\cos 2x)\sin (x+\frac{\pi}{4})}{1+\tan x}=\frac{1}{\sqrt{2}}\cos x,$    (Đề thi đại học khối A năm 2010)

5) $\displaystyle \frac{(1-2\sin x)\cos x}{(1+2\sin x)(1-\sin x)}=\sqrt{3},$    (Đề thi đại học khối A năm 2009)

6) $\displaystyle \frac{1}{\sin x}+\frac{1}{\sin (x-\frac{3\pi}{2})}=4\sin (\frac{7\pi}{4}-x), $     (Đề thi đại học khối A năm 2008)

7) $\displaystyle \frac{2(\cos^6x+\sin^6x)-\sin x\cos x}{\sqrt{2}-2\sin x}=0,$     (Đề thi đại học khối A năm 2006)

Tài liệu tham khảo:
1) Phan Tuấn Cộng (2010), "Kỹ thuật tìm nghiệm của phương trình lượng giác có điều kiện,"   Tạp chí Toán học và tuổi trẻ, Nhà xuất bản Giáo dục.

2) Đề thi đại học các năm qua.

Tải về bài viết: docs.google.com


8 comments

December 27, 2011 at 7:47 AM Reply

:)

June 28, 2012 at 9:54 PM Reply

tk

July 3, 2012 at 1:19 PM Reply

dễ hiểu
đi thi lượng giác kiểu gì chả làm được.
làm đẽo phải lo :))))))))))))

April 25, 2013 at 8:56 PM Reply

Cảm ơn thầy, nhờ bài viết của thầy em biết xét nghiệm lượng giác chính xác rồi, em rất vui. Chúc thầy luôn luôn vui vẻ!

April 27, 2013 at 9:01 PM Reply

Hihi, cảm ơn em nhiều. Chúc em học giỏi.

June 25, 2013 at 3:30 PM Reply

cám ơn rất nhiều mình đã ngu phần này lâu lắm rồi h thì ok đk oy @:)

July 22, 2013 at 8:11 PM Reply

thầy có thể fix link hay gửi em bài này theo mail : datchinhquangnguyen@gmail.com được k ạ ? cảm ơn thầy

July 31, 2013 at 10:45 PM Reply

Đã fix link rồi đó bạn.

Post a Comment

+) Khi đăng nhận xét, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.

+) Vì có nhiều spam comments nên chế độ bình luận "ẩn danh" (nặc danh) đã đóng lại.

 

Total Pageviews

© 2011-2020 Toán và Latex
Xem blog tốt nhất với trình duyệt Firefox hoặc Chrome.

This template is developed from Thesis Blogger Theme by Toán và Latex.