January 7, 2012

Dựng hình chóp bằng Geometer's Sketchpad

hinh_chop


Bấm vào nút "Animate" trong hình dưới đây để quay hình chóp và quan sát sự thay đổi của nét liền thành nét khuất của các cạnh hình chóp tương ứng với lúc nhìn thấy và lúc bị che khuất.





Nếu máy tính bạn chưa cài đặt chương trình Java thì mô hình Geometer's Sketchpad có trong bài viết này không hiển thị được. Vì thế bạn vui lòng tải về và cài đặt Java tại địa chỉ http://java.com nhé!

Please install Java (version 1.4 or later) to use JavaSketchpad applets.

Bạn muốn vẽ hình chóp có nét liền, nét khuất thay đổi tương ứng khi quay hình chóp trong không gian như hình trên? Không phức tạp lắm đâu! Mời bạn xem Flash ghi lại các thao tác cơ bản để dựng hình chóp bằng phần mềm Geometer's Sketchpad dưới đây và chắc chắn bạn cũng sẽ làm được.


Để dựng hình chóp có nét liền, khuất thay đổi tương ứng khi quay hình chóp ta làm như sau:

Bước 1. Dựng mặt phẳng đáy.

Bước 2. Dựng đa giác đáy và đỉnh của hình chóp.

Bước 3. Dựng hình chóp.

 Bước 4. Thiết lập góc định hướng.

Bước 5. Thiết lập trị số khuất cho các mặt.

Bước 6. Thiết lập cạnh khuất.

Tải về flash tại đây: mediafire.com

Bạn nào chưa có phần mềm GSP cũng như các công cụ cần thiết để vẽ hình không gian (của các thầy cô ở Huế) thì mời vào liên kết sau tải về sử dụng:Bộ công cụ GSP

Cập nhật ngày 21.11.2012 

Vẽ hình thiết diện theo yêu cầu của một thầy (cô) chưa biết tên trong phần comment bên dưới. Chúc thầy (cô) thực hiện thành công.


Tải về flash và file GSP tại đây: mediafire.com
 

21 comments:

  1. thầy cho hỏi cách tạo ra mặt phẳng thiết diện của hình chóp và cách vẽ giao tuyến của hai mặt phẳng trong hình chóp. tôi đã thử nhiều mà chưa làm được. Cảm ơn thầy trc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. * Cách dựng giao tuyến giữa 2 mặt phẳng:

      +) Nếu thầy (cô) biết 2 điểm chung của 2 mặt phẳng thì click chuột trái chọn 2 điểm chung đó rồi vào construct --> line.

      +) Nếu thầy (cô) biết 1 điểm chung M và giao tuyến song song với đường thẳng d thì click chuột trái chọn điểm M và đường thẳng d rồi vào construct --> Parallel line.

      * Khi các giao tuyến đã "khép kín" ta có được thiết diện. Thầy cô click chuột trái vào vị trí giao nhau giữa 2 giao tuyến nó sẽ hiện ra giao điểm. Lần lượt làm như vậy ta sẽ thu được các đỉnh của thiết diện. Nếu muốn tô màu cho thiết diện thì ta click trái chọn các đỉnh của thiết diện rồi bấm tổ hợp phím Ctrl P (hoặc vào construct chọn Interior ...) rồi vào Display chọn Color và click chuột trái vào màu ưng ý.

      * Nếu thầy (cô) vẫn chưa thành công thì vui lòng để lại một bài toán cụ thể tôi mới làm flash hướng dẫn được. Còn cách làm chung như đã trình bày ở trên. Chúc thầy (cô) thành công. :D

      Delete
  2. cảm ơn thầy nhiều^^

    ReplyDelete
  3. tôi đã dựng đc thiết diện nhưng khi quay hình chóp thì thiết diện ko hiện nét khuất khi mặt bị khuất đc dù đã gắn trị số 1, -1. mong thư thầy sớm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hihi, thầy (cô) có thể làm như sau. Ví dụ cạnh của thiết diện là MN nằm trong mặt phẳng (ABC). Thầy (cô) chọn công cụ "cạnh khuất" và click chuột trái vào "trị số khuất" của mặt phẳng (ABC) 2 lần rồi click chuột trái vào cạnh MN. Khi đó MN sẽ luân phiên thay đổi từ nét liền thành nét đứt ứng với mặt (ABC) lúc nhìn thấy hoặc bị che khuất. :D

      Delete
  4. nhưng khi tôi quay hình thì thiết diện lại biến mất. tôi lạo phải vẽ lại sao?

    ReplyDelete
  5. Chào thầy. Thầy vẽ giúp em thiết diện này với. Cho Chóp S.ABCD, ABCD là hình bình hành, M là điểm thuộc cạnh CD. Mặt phẳng (P) qua M song song với hai đường thẳng SD và BC. Xác định thiết diện của chóp cắt bởi (P)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mời thầy (cô) xem cách vẽ và có thể tải về theo liên kết vừa cập nhật ở trên nhé. :D

      Delete
  6. xin thầy cho biết làm sao hình có thể chạy chậm hơn đc. tôi thấy hình quay hơn nhanh.xin cảm ơn thầy.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thầy click chuột phải vào nút Animate chọn Properties chọn Animate rồi xuống mục Speed chọn chế độ Slow để tốc độ quay chậm lại.

      Delete
  7. cảm ơn thầy thầy trả lời giúp lam sao để quay hình chóp mà ko mất thiết diện bên trong?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyên tắc tạo sự thay đổi nét liền và nét đứt tương ứng với vị trí nhìn thấy và vị trí che khuất như sau:

      Nếu đường thẳng ở vị trí nhìn thấy thì các công cụ "cạnh khuất" dựng ra một đường liền. Nếu đường thẳng ở vị trí che khuất thì đường thẳng liền đó mất đi và thay thế bởi đường thẳng vẽ bằng nét đứt.

      Như vậy nguyên nhân thầy vẽ thiết diện và khi quay sẽ mất thiết diện là do thầy đã sử dụng công cụ cạnh khuất cho các cạnh của hình trước khi đi vẽ thiết diện. Do đó khi vẽ thiết diện thì các giao điểm được tạo bởi giao tuyến và cạnh của hình chóp sẽ là giao điểm của giao tuyến với đường thẳng thay thế cho cạnh của hình chóp chứ không phải cạnh thật sự của hình chóp. Vì thế, khi quay đến một góc nhìn mà cạnh đó bị che khuất thì đường thẳng thay thế này bị mất đi và thay vào đường thẳng khác cho nên giao điểm kia cũng không còn. Và tất nhiên thiết diện sẽ mất.

      Vậy thì, thầy hãy dựng hình chóp, thiết diện rồi sau đó mới sử dụng công cụ cạnh khuất thì sẽ khắc phục được tình trạng như thầy kể. ^^

      Delete
  8. cảm ơn thầy rất nhiều vv

    ReplyDelete
  9. thưa thầy làm sao để cho 1 điểm bất kỳ thuộc 1 mặt phẳng của hình chóp ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Để dựng một điểm tùy ý thuộc 1 mặt phẳng của hình chóp, chẳng hạn dựng điểm thuộc mp(SAB), bạn chọn công cụ "Diem tuy y thuoc Mp (3 diem)" rồi click chuột trái vào 3 điểm S, A, B. Khi đó bạn sẽ có điểm tùy ý thuộc mặt phẳng (SAB). :p

      Delete
    2. ^^ cảm ơn thầy ạ ^^

      Delete
  10. thưa thầy làm sao để 1 đt ban đầu là nét liền, khi viết thêm cạnh thì trở thành nét đứt đc a. Em cảm ơn thầy.

    ReplyDelete
  11. Chào thầy. Cảm ơn thầy đã hồi âm vẽ thiết diện hình chóp ở trên. Thầy ơi, thầy cho hỏi khi mình vẽ hình chọn các tham số với giá trị khác ở trên có được ko hay phải theo nguyên tắc nào đó. Thầy có thể hướng dẫn vẽ thêm hình nón và hình trụ được ko? Cảm ơn thầy nhiều.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tổng quát, ta dựng mặt phẳng Ax + By + Cz + D = 0 và đỉnh S(x; y; z). Tuy nhiên, ta thường quanh hình xung quanh trục Oz cho nên đáy của hình chóp dựng trên mặt phẳng (Oxy) là tiện nhất. Do đó, các hệ số trong flash là thay đổi được, thầy (cô) thử làm để cảm nhận sự thay đổi.

      Hiện tại chưa có nhiều thời gian rảnh nên sẽ cố gắng làm flash hướng dẫn cách vẽ hình nón, hình trụ trong thời gian sớm nhất có thể. ^^

      Delete
    2. chào bạn, tôi đang soạn giáo án elearning, tôi thấy các bài viết của bạn thật bổ ích, bạn có thể giúp tôi làm một bài hướng dẫn làm các file flash như bạn làm ở trên không? Rất mong sự giúp đỡ của bạn!

      Delete
    3. Xin lỗi thầy (cô) vì lâu nay bận quá đến giờ mới hồi đáp được cho thầy (cô). Các flash đăng tải trong blog này được thực hiện từ một phần mềm ghi lại thao tác màn hình có tên là ScreenFlash ở địa chỉ http://unflash.com/. Hướng dẫn sử dụng phần mềm này có tại: http://unflash.com/help/main.asp. Nếu thầy (cô) xem mà vẫn chưa sử dụng được thì vui lòng báo lại, tôi sẽ cố gắng ghi lại các thao tác sử dụng bằng tiếng Việt để thầy (cô) làm theo. ^^

      Delete

+) Khi đăng nhận xét, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.

+) Vì có nhiều spam comments nên chế độ bình luận "ẩn danh" (nặc danh) đã đóng lại.