Chào mừng bạn ghé thăm blog!

Biểu diễn góc (cung) trên đường tròn lượng giác



Biểu diễn góc (cung) trên đường tròn lượng giác là một kỹ năng quan trọng trong lượng giác. Thành thạo kỹ năng này sẽ giúp người học nhiều thuận lợi trong quá trình tổng hợp nghiệm hay loại nghiệm đối với các phương trình lượng giác có điều kiện.

Ta sẽ tìm hiểu góc $$x=\alpha + k\dfrac{2\pi}{n},\quad (k\in\mathbb{Z}, n\in \mathbb{N}^*)$$
được biểu diễn như thế nào trên đường tròn lượng giác?

bieu dien goc, cung tren duong tron luong giac

Vì $k$ là số nguyên nên ta xem xét các khả năng sau:
$k=0\Rightarrow x=\alpha$, khi đó $x$ được biểu diễn bởi điểm $M_1$.
$k=1\Rightarrow x=\alpha + \dfrac{2\pi}{n}$, khi đó $x$ được biểu diễn bởi điểm $M_2$.
$k=2\Rightarrow x=\alpha + 2.\dfrac{2\pi}{n}$, khi đó $x$ được biểu diễn bởi điểm $M_3$
.
.
.
$k=n-1\Rightarrow x=\alpha + (n-1).\dfrac{2\pi}{n}$, khi đó $x$ được biểu diễn bởi điểm $M_n$.
$k=n\Rightarrow x=\alpha + n.\dfrac{2\pi}{n}$, khi đó $x$ được biểu diễn lặp lại bởi điểm $M_1$.
$k=n+1\Rightarrow x=\alpha + (n+1).\dfrac{2\pi}{n}$, khi đó $x$ được biểu diễn lặp lại bởi điểm $M_2$.
.
.
.
Trường hợp $k<0$, lập luận tương tự ta cũng thu được kết quả góc $x$ được biểu diễn chỉ bởi $n$ điểm $M_1, M_2, M_3,..., M_n$.

Vậy góc $x=\alpha + k\dfrac{2\pi}{n},\quad (k\in\mathbb{Z}, n\in \mathbb{N}^*)$ được biểu diễn bởi $n$ điểm $M_1, M_2, M_3,..., M_n$ cách đều nhau trên đường tròn lượng giác sao cho cung $AM_1$ có số đo bằng $\alpha$.

Ngược lại, nếu $n$ điểm $M_1, M_2, M_3,..., M_n$ chia đường tròn lượng giác thành $n$ cung bằng nhau thì mỗi cung có số đo bằng $\dfrac{2\pi}{n}$. Và nếu cung $AM_1$ có số đo bằng $\alpha$ thì $n$ điểm này biểu diễn cho góc lượng giác có dạng $x=\alpha + k\dfrac{2\pi}{n},\quad (k\in\mathbb{Z}, n\in \mathbb{N}^*)$

Để rõ hơn, mời các em học sinh tải về mô hình thực hành trong liên kết ở cuối bài viết. Còn dưới đây là flash hướng dẫn sử dụng mô hình. Chúc các em học sinh thành thạo kỹ năng biểu diễn góc (cung) trên đường tròn lượng giác sau khi xem hết bài viết.


Tải về mô hình tại: mediafire.com



6 comments

May 25, 2013 at 4:03 PM Reply

vv
@:)

July 3, 2013 at 10:10 PM Reply

cho em hỏi khi nghiệm nó không có dạng như vậy chẳng hạn x = 3k(pi)/4 thì xử lý thế nào ạ?

June 22, 2014 at 9:49 PM Reply

:D

September 16, 2018 at 4:07 PM Reply

Thì làm theo kiểu lấy bố em cộng mẹ em rồi chia ra

March 4, 2019 at 2:28 PM Reply

x=3kpi/4 thì mình cứ cho k chạy từ 0,1,2 bao giờ nó lặp lại 1 vị trí nào đó thì là xong.

April 17, 2022 at 11:15 AM Reply

OK !

Post a Comment

+) Khi đăng nhận xét, bạn vui lòng viết Tiếng Việt đủ dấu và nhận xét đó có liên quan đến bài viết. Rất vui vì bạn đã đọc bài và cho ý kiến.

+) Vì có nhiều spam comments nên chế độ bình luận "ẩn danh" (nặc danh) đã đóng lại.

 

Total Pageviews

© 2011-2020 Toán và Latex
Xem blog tốt nhất với trình duyệt Firefox hoặc Chrome.

This template is developed from Thesis Blogger Theme by Toán và Latex.